Trinh tiết trong các nền văn hóa Trinh_tiết

Nhiều người hay lẫn lộn giữa 2 khái niệm: Trinh tiết (sự trong trắng) và màng trinh. Thực chất, đây là hai khái niệm riêng. Màng trinh là khái niệm sinh học chỉ một bộ phận của phụ nữ, còn trinh tiết là một khái niệm mang tính đạo đức, tinh thầnxã hội, chỉ người chưa từng quan hệ tình dục (ở cả phái nam và phái nữ). Như vậy, khi nói về các vấn đề xã hội liên quan (như quan hệ tình dục sớm, sống thử, hoặc giữ gìn thể xác tới đêm tân hôn) thì phải dùng từ "trinh tiết, trong trắng" mới thật chính xác. Những ý kiến cho rằng trinh tiết chỉ là "chiếc màng sinh học" (màng trinh) thực chất là không hiểu rõ, lẫn lộn giữa 2 khái niệm hoặc cố tình hạ thấp giá trị tinh thần đích thực của trinh tiết.

Vẻ đẹp thánh thiện của một trinh nữ, chủ đề phổ biến trong hội họa phương Tây.

Cần phân định rõ rằng: con người coi trọng "sự trinh tiết" (virgin) chứ không đơn giản chỉ là "màng trinh" (hymen). Các nền văn hóa luôn đề cao trinh tiết bởi nó cho thấy sự trong trắng trong tâm hồn, ý chí kiên định trong việc tiết chế bản năng để giữ gìn thể xác thuần khiết trước hôn nhân. Trinh tiết là món quà tinh thần lớn lao khi "lần đầu tiên" của người bạn đời được họ giữ gìn và dành tặng cho mình, qua đó củng cố sự tin tưởng vào đức hạnh của bạn đời. Do giá trị đạo đức và tinh thần đó mà trinh tiết được nhiều người tôn vinh, chứ không đơn giản là việc màng trinh có tồn tại hay không (cụ thể hơn, nếu màng trinh bị mất do bị cưỡng hiếp hoặc phẫu thuật thì trinh tiết vẫn còn; nhưng ngược lại, nếu đã từng quan hệ tình dục thì xem như trinh tiết đã mất, dù vá lại màng trinh thì cũng không còn ý nghĩa gì nữa, thậm chí có thể xem đó là hành vi lừa bịp).

Việc gìn giữ trinh tiết trước hôn nhân được xem là thể hiện đức hạnh của con người (kể cả phụ nữ cũng như đàn ông), biết dùng lý trí để trấn áp những dục vọng bản năng, biết hướng đến giá trị thiêng liêng của tình yêuhôn nhân bền vững với người bạn đời, thay vì những quan hệ xác thịt dễ dãi và chớp nhoáng. Các tôn giáo, các nền văn hóa luôn đánh giá cao những con người có ý thức này. Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina, nhóm thanh niên có trí thông minh cao và được giáo dục tốt có tỉ lệ quan hệ tình dục sớm thấp hơn nhiều so với nhóm còn lại[1]

Các tôn giáo và nền văn hóa các nước luôn chú trọng đến đời sống tiết chế dục vọng và tinh thần trong sáng, trinh tiết cũng không ngoại lệ. Triết lý đạo đức các nước đều chỉ rõ: "Thân với tâm là "nhất như", thân thể ta cũng như tâm hồn ta. Tức là nếu ta không tôn kính thân thể người yêu thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là kính trọng nhau, giữ gìn trinh tiết trong sạch cho nhau tới ngày kết hôn. Khi sự rẻ rúng xem thường, ham muốn chiếm đoạt thể xác xảy ra thì tình yêu đích thực không còn. Có những nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn, chúng ta chỉ chia sẻ với người tri kỉ. Thân thể ta cũng vậy, có những nơi thiêng liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta tin yêu, muốn sống trọn đời, trọn kiếp. Trong tình yêu lớn và cao quý, bất cứ lời nói và cử chỉ nào cũng phải biểu lộ sự tương kính. Người con trai phải tôn trọng người con gái mình yêu, cả thân thể lẫn tâm hồn, giữ gìn trinh tiết cho họ. Người con gái biết giữ gìn trinh tiết, cũng là biết làm người yêu thêm tương kính, nuôi dưỡng hạnh phúc lâu dài về sau."

Trinh tiết trong các tôn giáo

Trong nhiều lễ hội, chỉ có trinh nữ được tế lễ để tôn vinh sự thiêng liêng. Phù điêu cổ năm 526

Các tín ngưỡng chính thống đều hướng cho con người mở rộng nhãn quan, duy trì phẩm chất đạo đức thiện lương, tu tâm hướng thiện, xa lánh điều ác. Tôn giáo giúp con người điều chỉnh lại tư tưởng và hành vi của mình, người dân tôn sùng đạo đức, có trách nhiệm cao đối với sự hưng vong của cộng đồng, người tin cậy người, giúp xã hội an định, thuần phong mỹ tục được giữ gìn. Giá trị của trinh tiết cũng nằm trong số đó.

Trong hầu hết các tôn giáo, tình dục và trinh tiết đều được xem là thiêng liêng. Khác với hành vi giao phối mang tính dục vọng bản năng ở loài vật, hoạt động tình dục của con người còn bao hàm tinh thần nghĩa vụ với bạn đời, gia đình và xã hội. Do đó tình dục của con người phải được gắn liền với hôn nhân, hoặc nghi thức kết hợp dưới sự chứng giám của gia đình, cộng đồng và các Đấng bề trên (như vong linh ông bà tổ tiên, Thiên Chúa, Allah... tùy theo mỗi tôn giáo). Các hành vi tình dục ngoài vợ chồng đều là sự coi thường, chà đạp lên lễ giáo đạo đức và các Đấng bề trên.

Trong Thiên Chúa giáo, trong Mười điều răn của Thiên Chúa, điều thứ 6 và thứ 9: "Chớ làm sự gian dâm… Chớ ham muốn vợ chồng người" (Xuất hành 20,14,17). Tội gian dâm bao gồm quan hệ tình dục trước hôn nhân, mại dâmngoại tình, bị coi là hành vi đi ngược lại sự công chính của nước Trời. Chúa Giêsu xếp tội này chung với tội ngoại tình và là điều xấu xa nhất xuất phát từ lòng dạ con người, làm con người bị ô uế. Thánh Phao-lô dạy: "Những kẻ dâm đãng, ngoại tình, trụy lạc… sẽ không được nước Chúa làm cơ nghiệp... việc quan hệ với đĩ điếm và tìm sự thỏa mãn tình dục bất chính dưới mọi hình thức đều làm nguy hại nặng nề tới mối quan hệ thần thánh giữa người Kitô hữu và Thiên Chúa." (Thư gửi giáo dân Côrintô 6,9,17,18).

Phật giáo cũng có tội "Tà dâm" (sự dâm dục phi lễ phi pháp). Quan hệ vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là Chánh; ngoài ra, lén lút lang chạ khi chưa có danh phận đều gọi là . Quan hệ tình dục trước hôn nhân, ngoại tìnhloạn luân đều là tội tà dâm. Đức Phật Thích Ca dạy: "Kẻ ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất bị họa cháy tay. Kẻ say mê sắc dục như cá nuốt lưỡi câu, như thiêu thân bay vào đèn, tự dấn thân vào chỗ chết mà không hay biết". Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình đầm ấm yên vui, vợ con đoan chính, vậy cớ sao lại đi phá hại gia cương, làm nhục nhã tông môn người khác, đưa vợ con người khác vào đường dâm loạn... Ai cũng có lòng dâm dục, nhưng giữ gìn không tà dâm mới là đạo đức làm người, chớ để nhân dục làm bại hoại luân thường đạo lý thì uổng cả kiếp người.

Tội nhân Tà dâm chịu quả báo trong Bát nhiệt địa ngục

Tà dâm sẽ gây ra một Nghiệp chướng, sẽ phải nhận lãnh quả báo dù ở kiếp này hay kiếp sau theo nguyên lý "Nhân quả tuần hoàn, tất có báo ứng". Nam nữ lén lút làm chuyện tà dâm, dù qua được mắt người đời chứ không thoát được mắt Trời. Sự lạc thú từ tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệt mang lại thì to như núi, quả báo là nghiêm trọng nhất. Hành vi này Trời Đất căm giận, Quỷ Thần phẫn nộ, quả báo không sớm thì muộn sẽ ập tới. Nếu phạm lỗi, không chỉ kẻ đó gây họa lớn cho chính mình, mà còn mang tới bất hạnh cho gia đình: bị lây bệnh hay chết yểu, số thì mất chức vị; vợ chồng lục đục, cha mẹ đau buồn, con cái trở nên lẳng lơ phóng đãng, gia đình tan nát... Trong 18 Tầng Địa Ngục, kẻ tà dâm sẽ đọa vào "Dầu Oa Địa Ngục" (Ngục dầu sôi), bị dầu sôi đun nấu giống như dục vọng sôi sục trong cơ thể họ khi còn sinh thời, khi đầu thai sẽ bị đưa vào súc sinh giới vô tri chỉ biết sống theo bản năng, đúng như Luật Nhân-Quả: "Gieo Nhân nào gặt Quả nấy".

Đức Phật Thích Ca dạy, sự đau khổ trong địa ngục là ngoài sức mô tả. Một khi rơi vào ngục Vô Gián thì sẽ không còn đường ra nữa. Sự hưởng lạc phóng túng nơi nhân gian chỉ là rất ngắn ngủi, vì thế mỗi người không nên làm ngơ với những gì sẽ chờ đợi chúng ta ở thế giới bên kia. "Biết hổ thẹn để tự răn mình, thế gian ít người làm được. Nhưng người đã làm được, họ khéo tránh điều khổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da" - Một người khôn ngoan, nghe được Phật pháp nên hiểu rõ điều này mà chiêm nghiệm, giữ mình khỏi cám dỗ của dục vọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trinh_tiết http://s3.amazonaws.com/thf_media/2003/pdf/Bookofc... http://www.economist.com/node/17956905 http://www.politicsdaily.com/2010/10/15/aids-is-a-... http://www.theglobeandmail.com/life/the-hot-button... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10706169 http://baohay.net/news/dang-hien-khi-yeu-suong-mot... http://www.religioustolerance.org/virgpled2.htm http://www.thenationalcampaign.org/resources/pdf/p... http://tonggiaophanhanoi.org/giao-ly/hon-nhan/2139... http://waitingtillmarriage.org/book-review-hooked-...